Nữ thần Poh Naga

Nữ thần Poh Naga

Tượng nữ thần Poh Naga (Thánh mẫu Thiên Y A Na)
Chất liệu: Đá xanh
Niên đại: Thế kỷ 11
Kích thước: Cao 2,60m , rộng 1,5m
Tượng Bà Thiên Y A Na, tượng chính được thờ ở khu Tháp là tượng nữ thần bằng đá xanh nguyên khối thể hiện Mẹ Xứ Sở ngồi xếp bằng trên đài sen, tượng này là một kiệt tác nghệ thuật điêu khắc của người Chămpa xưa, rực rỡ trong quá khứ, vào thế kỷ thứ XI. Toàn bộ tượng và bệ thờ cao 2,60m, đặt giữa lòng ngôi tháp chính cao 22,40m, nếu nhìn chính diện, tượng có đến 10 cánh tay, gồm 2 cánh chính với 8 cánh phụ ở đằng sau phù điêu hình lá bồ đề gắn liền với tượng. Đây là sự biểu hiện tính toàn năng. Hai cánh tay chính đặt trên đầu gối, bàn tay trái mở ra với ý nghĩa ban phát, bàn tay phải dựng đứng, lòng bàn tay ngửa ra trước, trong tư thế trấn an. Ý nghĩa chung là đem lại sự bình an và ban hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.

Xem 3D

Bia Võ Cạnh

Bia Võ Cạnh

Đơn vị lưu giữ hiện vật: Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Số đăng ký: LSb.32864
Chất liệu: Đá. - Niên đại: Thế kỷ 2 - 3, văn hóa Champa.
Kích thước: Cao: 270 cm; Dày: 110 cm x 80 cm
Đây là tấm bia cổ nhất còn lại của Vương quốc cổ Champa. Bia được khắc bằng chữ Phạn cổ cho biết nhiều thông tin có giá trị về lịch sử Vương triều Tiền vương quốc Nam Chăm. Sri Mara là người đã sáng lập triều đại đầu tiên của tiểu vương quốc Nam Chăm, thủ phủ đóng tại vùng Panduranga (vùng Phan Rang ngày nay), còn kinh đô của tiểu quốc Bắc Chăm (theo sử Trung Hoa còn gọi là Lâm Ấp) đóng ở Simhapura - vùng Trà Kiệu ngày nay. Sau đó vào khoảng thế kỷ VI, hai tiểu vương quốc này hợp nhất thành vương quốc Champa (Simhapura được chọn làm kinh đô)

Xem 3D

Bát bồng chân cao

Bát bồng chân cao

Ký hiệu: 91.XC.L3
Đường kính: 34 cm, cao: 19,5 cm, vòng eo: 47 cm, nặng: 2,4 kg.
Niên đại: 3000 – 4000 cách ngày nay.
Hiện vật được khai quật năm 1991. Tại khu di chỉ khảo cổ học Xóm Cồn, phường Ba Ngòi, Tp Cam Ranh, Khánh Hòa. Văn hóa Xóm Cồn có tấc cả 18 di chỉ khảo cổ học trãi dài ở Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung Bộ. Gốm Xóm Cồn còn đơn điệu về loại hình nhưng phong phú về kiểu dáng với những biến thể khác nhau.

Xem 3D

Bình 8 vú

Bình 8 vú

Ký Hiệu: 07.HD.H1.M10:10
Đường kính miệng: 16,7 cm. Chiều cao:15,4 cm. Nặng: 1,8 kg. Thân Bình có mặt diện hình bát giác.
Niên đại: 2000 cách ngày nay.
Hiện vật được khai quật năm 2007.
Hiện vật thuộc di chỉ Khảo cổ học Hòa Diêm, xã Cam Thịnh Đông, tp Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là khu di tích cư trú và mộ táng quan trọng của cư dân thời tiền sơ sử với diện phân bố rộng và có niên đại kéo dài từ thế kỷ V, VI trước công nguyên đến thế kỷ III, IV sau công nguyên. Có mối quan hệ kế thừa với những di tích sớm hơn như Xóm Cồn và những di tích tiền Sa Huỳnh khác, có mối quan hệ đồng đại nhiều chiều và mạnh mẽ với các di tích Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đông Nam Á lục địa và hải đảo.

Xem 3D

Trống đồng

Trống đồng

Mã số: BTKH 367, KL.112
Đường kính mặt trống: 52cm. Chiều cao:43 cm. Vòng eo trống: 132cm.
Trống có 4 đôi quai kép hình bông lúa. Giữa mặt trống có hình ngôi sao 10 tia.
Chất liệu: đồng
Trống được phát hiện ngẫu nhiên ngày 26 tháng 10 năm 1983 tại khuôn viên nhà số 36/9 đường Đồng Nai, phường Phước Hải, tp Nha Trang.
Trống đồng Nha Trang I có phong cách tạo dáng, tạo hoa văn giống trống Đông Sơn nhưng kỷ thuật đúc trống chưa thuần thục nhưng các trống Đông Sơn khác, cho thấy kỷ thuật làm khuôn, nấu đồng, pha chế luyện kim chưa cao, do đó có thể trống Nha Trang I được đúc tại chỗ phỏng theo mẫu trống Đông Sơn; phát hiện trống trong phạm vi phân bố của Sa Huỳnh và ngay trong di tích có khả năng thuộc Văn Hóa Sa Huỳnh càng nói lên mối quan hệ giao lưu giữa các nền văn hóa.
Trống Nha Trang I thuộc loại I Heger

Xem 3D

Đàn đá

Đàn đá

Được tìm thấy đầu tiên vào những năm 1937-1940 do ông Bo Bo Sung và ông Bo Bo Ren khi đào củ mài ở đỉnh núi Dốc Gạo với 22 thanh, nhưng 9 thanh bị bom mìn phá hủy, một thanh bị gãy và vứt lại khi cha ông Bo Bo Ren dùng sức nước để khua đàn tạo âm thanh để xua thú dữ, còn lại 12 thanh được ông lưu giữ cẩn thận.
Năm 1979, 13 thanh đàn đá được ông Bo Bo Ren trao lại cho Ty Văn Hóa Thông tin Phú Khánh.
Tính chất chung của đá Rhyolite Porphyre là cấu trúc chảy đóng, không đồng nhất, cấu tạo khối cứng, hạt mịn, biến đổi thứ sinh, chứa nhiều nguyên tố kim loại, đồ cứng 9, môđun đàn hồi trung bình có kết cấu cứng, nhạc âm cao, âm hưởng vang xa, nằm trong hệ tầng trầm tích Creeta- thuộc tần Đơn Dương, có phạm vi phân bố tập trung trong vùng núi Khánh Sơn- Bác Ái, trong đó, Rhyolite Porphyre phân bố ở khu vực phía bắc, loại túp cùng Rhyodacite phân bố ở phía nam.
Đàn đá Khánh Sơn thuộc nhóm đá cứng, nên khó gia công ghè đẻo, vì vậy nên Đàn đá ở đây sần sùi, nặng nề, vết ghè đẻo to và sâu, không được chú ý ghè tu chỉnh. Người chơi có thể gõ mạnh hơn, cường độ âm thanh cao hơn và vang xa hơn.

Xem 3D

Bát bồng

Bát bồng

Ký hiệu: 07.HD.H1.M14
Cao: 23.2cm, dày: 0.5cm, đường kính miệng: 27.7cm.
Niên đại: 2000 năm cách ngày nay.
Chất liệu : gốm pha cát, xương nâu, áo nâu vàng.
Hiện vật được khai quật năm 2007, thuộc di chỉ khảo cổ học Hòa Diêm.

Xem 3D