Được tìm thấy đầu tiên vào những năm 1937-1940 do ông Bo Bo Sung và ông Bo Bo Ren khi đào củ mài ở đỉnh núi Dốc Gạo với 22 thanh, nhưng 9 thanh bị bom mìn phá hủy, một thanh bị gãy và vứt lại khi cha ông Bo Bo Ren dùng sức nước để khua đàn tạo âm thanh để xua thú dữ, còn lại 12 thanh được ông lưu giữ cẩn thận.
Năm 1979, 13 thanh đàn đá được ông Bo Bo Ren trao lại cho Ty Văn Hóa Thông tin Phú Khánh.
Tính chất chung của đá Rhyolite Porphyre là cấu trúc chảy đóng, không đồng nhất, cấu tạo khối cứng, hạt mịn, biến đổi thứ sinh, chứa nhiều nguyên tố kim loại, đồ cứng 9, môđun đàn hồi trung bình có kết cấu cứng, nhạc âm cao, âm hưởng vang xa, nằm trong hệ tầng trầm tích Creeta- thuộc tần Đơn Dương, có phạm vi phân bố tập trung trong vùng núi Khánh Sơn- Bác Ái, trong đó, Rhyolite Porphyre phân bố ở khu vực phía bắc, loại túp cùng Rhyodacite phân bố ở phía nam.
Đàn đá Khánh Sơn thuộc nhóm đá cứng, nên khó gia công ghè đẻo, vì vậy nên Đàn đá ở đây sần sùi, nặng nề, vết ghè đẻo to và sâu, không được chú ý ghè tu chỉnh. Người chơi có thể gõ mạnh hơn, cường độ âm thanh cao hơn và vang xa hơn.
Xem 3D